Viêm túi thừa đại tràng: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa

Viêm túi thừa đại tràng: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa

Viêm túi thừa đại tràng là bệnh lý thường gặp ở nhiều người và bệnh có triệu chứng không rõ ràng rất dễ nhầm lẫn với những căn bệnh đường tiêu hóa. Vậy nguyên nhân, triệu chứng viêm túi thừa đại tràng là gì, chẩn đoán và điều trị như thế nào.

Hãy theo dõi bài viết sau của blog Suckhoetoday.info!

1. Viêm túi thừa đại tràng là gì?

Túi thừa đại tràng là cấu trúc dạng túi phát triển trong thành của đại tràng, thường gặp ở đại tràng sigma và đại tràng trái cũng có thể gặp ở toàn bộ đại tràng. Khi các túi này bị viêm nhiễm gây ra bệnh lý viêm túi thừa.

Bệnh viêm túi thừa đại tràng

  • Bình thường vách đại tràng có 4 lớp đều đặn, không có chỗ nào bị lõm sâu vào. Nếu có một cấu tạo nào lõm sâu vào trong vách ngăn đại tràng thì đó chính là túi thừa.
  • Phần lớn túi thừa của ống tiêu hóa xảy ra ở đại tràng, trong đó 95% ở đại tràng sigma và 5% ở manh tràng, (cecum) rất ít khi túi thừa ở phần còn lại của đại tràng. Khi phân nhỏ vì thiếu chất xơ, phân sẽ cứng và khó bài tiết ra ngoài.
  • Ðể có thể tống xuất phân ra ngoài, đại tràng cần co thắt nhiều, đồng thời người ta dùng sức rặn khi đi cầu, làm tăng áp lực trong đại tràng. Vách của đại tràng có khi không đồng đều về cấu tạo, có những chỗ vách yếu hơn so với phần chung quanh, áp lực ruột gia tăng, niêm mạc của những chỗ yếu đó sẽ bị đẩy ra ngoài qua vách ruột yếu, tạo thành túi kích thước khoảng 5,6 cm hoặc 12cm.

2.Triệu chứng viêm túi thừa đại tràng

Hầu hết bệnh nhân bị viêm túi thừa đại tràng không có triệu chứng lâm sàng. Một số ít có triệu chứng đau bụng thường là đau ở vùng bụng dưới bên trái, kèm theo cảm giác trướng bụng, đầy hơi, rối loạn đầy hơi hoặc rối loạn đại tiện (thường là táo bón, đôi khi phân lỏng hoặc phân có máu).

Triệu chứng viêm túi thừa đại tràng

Khi túi thừa bị viêm, bệnh nhân thường gặp những triệu chứng sau:

  • Đau đột ngột ở vùng bụng dưới bên trái, đau bụng nhẹ lúc đầu, nặng hơn trong vài ngày.
  • Thay đổi thói quen đi tiêu, đi phân lỏng hoặc táo bón.
  • Chán ăn, buồn nôn và nôn ói.
  • Sốt, thậm chí sốt cao, rét run.
  • Trướng bụng, đầy hơi khó chịu.
  • Chảy máu từ trực tràng triệu chứng này ít gặp.
  • Đau rát khi đi tiểu.
  • Khí hư bất thường.
  • Một số trường hợp viêm túi thừa nhẹ, bệnh nhân có thể không gặp bất cứ triệu chứng nào. Nếu viêm túi thừa đại tràng nặng, bệnh nhân sẽ đau bụng dữ dội và sốt trên 38°C.

3. Nguyên nhân gây ra viêm túi thừa đại tràng

Nguyên nhân viêm túi thừa đại tràng

Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm túi thừa đại tràng:

  • Lớn tuổi: Càng lớn tuổi thì khả năng bị viêm túi thừa càng tăng đặc biệt khi bạn trên 40 tuổi, có thể là do những thay đổi liên quan đến tuổi như suy giảm mức độ vững chắc và đàn hồi của thành ruột, đóng góp vào tình trạng viêm túi thừa.
  • Ăn ít chất xơ: Bệnh viêm túi thừa đại tràng phổ biến ở những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, chế độ ăn uống giàu carbohydrate tinh chế và ít chất xơ.
  • Vận động thể lực: Nếu ít vận động hay hạn chế vận động thể lực có thể là nguyên nhân hình thành túi thừa.
  • Béo phì: Thừa cân và béo phì làm tăng nguy cơ xuất hiện viêm túi thừa và chảy máu túi thừa.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng khả năng bị viêm túi thừa.

4. Viêm túi thừa đại tràng có nguy hiểm không?

Biến chứng viêm túi thừa đại tràng

  • Vỡ hoặc thủng túi thừa: Về cấu tạo cơ thể học, túi thừa có cấu tạo giống vách đại tràng nhưng mỏng hơn bao gồm lớp niêm mạc bao bọc ở trong, lớp niêm mạc ở ngoài rồi đến lớp cơ và ngoại mạc. Túi thừa chỉ có thể nằm trong vách của đại tràng hoặc thòi ra ngoài mạc của đại tràng lúc đó lớp cơ của túi thừa rất mỏng hoặc không có. Khi thành túi thừa thòi ra ngoài rất có thể bị vỡ hoặc lủng.
  • Viêm phúc mạc: Khi túi thừa bị nhiễm trùng, gây ra viêm túi thừa ở trong hoặc quanh túi thừa. Túi thừa đại tràng thường chứa phân bị kẹt trong lòng túi, lâu dần đóng chắc lại thành cục đá, làm nhẹ lòng túi thừa, ép vách túi thừa làm cho vi trùng phát triển mạnh trong lòng túi thừa gây viêm túi thừa. Nếu nhiễm trùng nhiều, lâu ngày vách túi thừa có thể bị hủy hoại và bị lủng, nhiễm trùng lan ra ngoài vách đại tràng, tạo thành các túi mủ hoặc gây nên viêm phúc mạc vô cùng nguy hiểm.

5. Chẩn đoán viêm túi thừa đại tràng

Chẩn đoán viêm túi thừa đại tràng

  • Dựa vào bệnh sử và khám lâm sàng (phát hiện đau ở hố chậu trái).
  • Xét nghiệm máu mục đích xác định bạch cầu tăng – dấu hiệu đầu tiên cho thấy có hiện tượng nhiễm trùng.
  • Chụp X-quang đại tràng: Xác định mức độ lan rộng của bệnh.
  • Chụp CT: Phân biệt túi thừa viêm hoặc nhiễm trùng.
  • Nội soi đại tràng bằng ống mềm thực hiện qua ngã hậu môn: Mục đích quan sát mặt trong của đại tràng, cung cấp bổ sung thông tin cho việc chẩn đoán và điều trị.

6. Điều trị bệnh viêm túi thừa đại tràng

Trong trường hợp bị viêm túi thừa nhẹ, không có biến chứng tiếp tục điều trị ngoại trú bằng kháng sinh, giảm đau và chống co thắt theo sự chỉ định của bác sĩ. Nên để đại tràng nghỉ ngơi bằng cách bệnh nhân nhịn ăn hoặc ăn ít hơn trong vài ngày. Sau đó dùng thức ăn lỏng, nhiều chất xơ (ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau củ) cho tới khi hết đau hẳn.

Điều trị bệnh viêm túi thừa đại tràng

  • Với bệnh viêm túi thừa nặng, thường xuyên tái phát: Các cơn đau dồn dập, bệnh nhân cần được điều trị tại viện. Nếu không thuyên giảm sau 3 ngày dùng kháng sinh, bị viêm ruột, có thêm túi mủ hoặc viêm phúc mạc thì cần cắt bỏ đoạn đại tràng có túi thừa bị viêm.
  • Có 2 loại phẫu thuật là cắt ruột một thì và cắt ruột hai thì  làm hậu môn nhân tạo. 
  • Với cắt ruột một thì, bác sĩ sẽ cắt phần ruột chứa túi thừa rồi nối đoạn ruột già không bị viêm, cho phép nhu động ruột bình thường.
  • Còn cắt ruột 2 thì và làm hậu môn nhân tạo được chỉ định khi bệnh nhân viêm đại tràng nặng, bác sĩ không thể nối đại tràng và trực tràng trong lần mổ đầu tiên. Khi phẫu thuật bác sĩ sẽ mổ 1 lỗ trên thành bụng, nối ruột già vào đó và đưa chất thải ra ngoài. Sau vài tháng, khi tình trạng viêm đã lành, bác sĩ sẽ phẫu thuật lần 2 để nối lại phần ruột đã cắt.

7. Cách phòng bệnh viêm túi thừa đại tràng

Phòng bệnh viêm túi thừa đại tràng

Theo các chuyên gia y tế để ngăn ngừa bệnh viêm túi thừa đại tràng bạn nên thực hiện những điều sau:

  • Uống nhiều nước: Mỗi ngày nên uống 1,5 – 2 lít nước để làm mềm phân trong ruột già, giảm hiện tượng táo bón.
  • Tập thể dục đều đặn: Vận động hợp lý rất tốt cho hệ tiêu hóa, ngừa viêm nhiễm trùng túi thừa, làm giảm áp lực lên ruột già và hạn chế tối đa các bệnh đường ruột.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để tự bảo vệ mình.
  • Nên thả lỏng cơ thể, giảm áp lực, stress trong công việc và cuộc sống, không thức khuya.

8. Viêm túi thừa đại tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì?

8.1. Viêm túi thừa đại tràng nên ăn gì?

Viêm túi thừa đại tràng nên ăn gì

  • Nhóm chất xơ: Đây là nhóm có vai trò cực tốt trong việc tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn dễ dàng, làm giảm nguy cơ bị viêm túi thừa đại tràng. Nên bổ sung chất xơ đúng cách, ăn các thực phẩm có chứa nhiều chất xơ: khoai lang, cà rốt, cam, táo, các loại hạt, bơ…
  • Nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa: Có thể kể đến như bánh mỳ, cháo, soup… không chỉ giảm gánh nặng lên dạ dày, tránh các cơn đau quặn thắt, hạn chế khả năng nhiễm trùng, áp xe. 
  • Bổ sung thực phẩm giảm tiết axit dịch vị: Dạ dày thực hiện chức năng tiết axit dịch vị để co bóp và tiêu hóa thức ăn. Nếu người bệnh nạp 1 lượng lớn đồ ăn chứa dầu mỡ, chất béo khiến dịch vị tiết ra nhiều tác động lên niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng xấu đến viêm túi thừa đại tràng.
  • Bánh quy, gừng, chuối, dưa hấu, dầu thực vật, mật ong… là những thực phẩm có tác dụng bảo vệ thành niêm mạc dạ dày, làm giảm tiết acid dịch vị, rất quan trọng hỗ trợ điều trị viêm túi thừa đại tràng.

8.2. Viêm túi thừa đại tràng kiêng ăn gì?

  • Thức ăn nhiều dầu mỡ: Các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chế biến chiên xào hoặc các đồ ăn nhanh như pate, xúc xích, lạp xưởng đều là nguyên nhân bệnh viêm túi thừa đại tràng bị đau bụng, đầy hơi, khó tiêu. Vì thế nên sử dụng thức ăn ở dạng luộc hoặc hấp.
  • Thực phẩm chứa các chất kích thích: Các gia vị cay nóng như: tiêu, ớt, hành, sả… và đồ ăn chua (dấm, dưa chua, cà muối…) là thực phẩm có hại cho dạ dày đại tràng, làm tăng tiết dịch vị, axit hóa môi trường dạ dày, kích thích lên thành ruột khiến tổn thương nghiêm trọng hơn.
  • Ngoài ra, rượu bia, cà phê, nước uống có gas, thuốc lá… là nguyên nhân chính khiến viêm túi thừa đại tràng nghiêm trọng hơn.

Qua 8 vấn đề trên đây, blog Suckhoetoday đã tổng hợp chi tiết thông tin về viêm túi thừa đại tràng, bao gồm: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, cách điều trị và phòng ngừa. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc phát hiện điều trị bệnh. Còn bất cứ thắc mắc nào hãy comment bên dưới để được chúng tôi giải đáp.

Dược sĩ Lê Linh

Dược sĩ Lê Linh

Dược sĩ Lê Linh từng tốt nghiệp loại giỏi khoa Dược trường ĐH Y Dược Thái Nguyên. Hiện anh làm dược sĩ tại Hà Nội và cộng tác với một số bệnh viện lớn trên địa bàn thành phố. Liên hệ: Facebook | Youtube | Tumblr | Myspace | Soundcloud