Viêm loét đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Ở độ tuổi nào cũng có thể bị viêm loét đại tràng nhưng bệnh phổ biến nhất ở tuổi trưởng thành. Bệnh có thể gây ung thư đại tràng nếu không được điều trị sớm và kịp thời. Vì thế cần hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, phương pháp điều trị và cách phòng ngừa viêm loét đại tràng.
Nội dung bài viết
1. Viêm loét đại tràng là gì?
- Viêm loét đại tràng là một trong những bệnh lý nằm trong nhóm viêm đại tràng. Bệnh có thể xảy ra ở cả nam và nữ nhưng gặp nhiều nhất ở tuổi trưởng thành và người cao tuổi.
- Viêm loét đại tràng là hiện tượng lớp lót bên trong đại tràng ở thành ruột bị tổn thương và viêm nhiễm nặng. Khi khám lâm sàng sẽ thấy tình trạng niêm mạc bị sưng đỏ. Kèm theo đó là các vết trợt, vết loét. Đôi khi còn bị xuất huyết hoặc xuất hiện các ổ áp xe nhỏ kèm theo.
- Đặc trưng nổi bật của bệnh là bụng bị đau, người bệnh bị tiêu chảy thường xuyên, trong phân kèm máu tươi.
2. Nguyên nhân viêm loét trực tràng do đâu?
Xác định nguyên nhân gây viêm loét trực tràng là điều quan trọng. giúp điều trị bệnh trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Bệnh nếu như không được phát hiện sớm gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe người bệnh. Một số nguyên nhân dẫn đến viêm loét trực tràng mà bạn không thể bỏ qua
2.1. Do Amip tác nhân khiến bạn bị viêm loét đại tràng
Đây là một loại kí sinh trùng nguy hiểm. Nếu thức ăn của bạn có chứa kén amip chúng sẽ di chuyển vào dạ dày thông qua ruột non và đại tràng. Làm cho trực tràng và đại tràng bị tổn thương và lở loét. Lâu dẫn gây viêm loét đại tràng.
Lúc này bạn sẽ thấy đau bụng, phân nhầy có máu kèm theo mỗi lần đi đại tiện.
2.2. Bị viêm loét đại tràng chảy máu do bệnh lao ruột
- Lao ruột là bệnh lý khá nguy hiểm do vi khuẩn lao gây ra. Mức độ nguy hiểm chỉ đứng sau lao phổi. Bệnh nhân bị viêm loét đại tràng chảy máu do lao phổi sẽ có hiện tượng sốt nhẹ về chiều, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sức khỏe bị suy sụp. Đặc biệt, bệnh nhân còn bị tiêu chảy, phân có cảm giác nhờn và có máu kèm theo.
- Viêm loét đại tràng do bệnh lao ruột gây ra nếu như không phát hiện sớm, điều trị sớm sẽ dễ gây tắc ruột và bị lao màng bụng.
2.3. Viêm loét đại trực tràng chảy máu – Do sử dụng kháng sinh lâu ngày
Một trong những nguyên nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu là do sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày gây ra. Việc sử dụng kháng sinh kéo dài khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, vi khuẩn có lợi ở ruột nhanh chóng bị thành phần hóa học của thuốc kháng sinh tiêu diệt, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi, phát triển và gây viêm nhiễm.
2.4. Viêm loét trực tràng không rõ nguyên nhân
Hiện nay, có nhiều bệnh nhân bị viêm loét trực tràng nhưng đi khám bác sĩ lại không tìm thấy tác nhân gây bệnh. Với nguyên nhân này bệnh nhân thường bị đau quặn bụng từng cơn, phân ở dạng nhầy có máu, bị sụt cân không rõ nguyên nhân, lúc nào cũng có cảm giác muốn đi đại tiện.
2.5. Một số nguyên nhân khác khiến bạn bị viêm loét đại tràng
Ngoài các nguyên nhân kể trên, bạn bị viêm loét đại tràng do các nguyên nhân khác:
- Người bệnh bị mắc các bệnh xã hội.
- Thức ăn hàng ngày không đảm bảo vệ sinh.
Ngoài ra, các bạn sử dụng thực phẩm cay nóng, lạm dụng đồ uống có cồn như rượu, bia, thuốc lá sẽ khiến cho lớp niêm mạc ở đại tràng bị tổn thương. Gây nên viêm loét đại tràng.
3. Triệu chứng viêm loét đại tràng
Khi mắc bệnh viêm loét đại tràng, tùy vào tình trạng bệnh mà mỗi người sẽ có các biểu hiện khác nhau cụ thể:
3.1. Đi ngoài ra máu và bị sốt
Đây là nguyên nhân gây bệnh lao ruột, bệnh nhân sẽ có biểu hiện:
- Sốt nhẹ về chiều.
- Thường xuyên bị đau bụng.
- Muốn đi ngoài.
- Phân tồn tại ở dạng chất lỏng và có dịch nhầy kèm theo máu tươi.
- Cơ thể bị mất nước và chất điện giải.
- Nếu như tình trạng này kéo dài, bệnh nhân rất dễ bị trụy tim mạch và ung thư đại tràng.
3.2. Giảm cân và hốc hác
Khi bạn bị viêm loét đại tràng, việc hấp thụ dinh dưỡng sẽ bị cản trở. Vì vi khuẩn có lợi đã bị tiêu diệt hết, dinh dưỡng khi đi vào cơ thể không được chuyển hóa hết. Điều đó khiến cơ thể của bạn bị thiếu chất, cân nặng suy giảm. Vì thế gây nên tình trạng hốc hác và gầy guộc cho bản thân.
3.3. Cơ thể mệt mỏi
- Việc thường xuyên đi tiêu, làm cho cơ thể bị mất nước và chất điện giải. Điều này khiến cơ thể của người bệnh trong trạng thái mệt mỏi. Mỗi lần đại tiện hầu như bệnh nhân đều phải gồng mình để dặn dù phân lỏng và nhầy.
- Hơn nữa, khi hệ tiêu hóa bị viêm nhiễm, bệnh nhân thường xuyên bị đại tiện, có ngày 2-3 lần, có ngày 6-7 lần kể cả ngày và đêm.
- Việc đi tiểu nhiều lần nhất là vào ban đêm khiến người bệnh không có thời gian nghỉ ngơi dẫn đến mệt mỏi.
4. Viêm loét đại tràng có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bị viêm loét đại tràng nếu không chữa dứt điểm bệnh sẽ tái phát nhiều lần. Người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm:
4.1. Chảy máu ồ ạt và nghiêm trọng
Nếu bị viêm đại tràng ở giai đoạn mãn tính, vết loét sẽ ăn sâu vào mạch máu, ruột già bị vỡ ra. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng mất máu, dễ tử vong.
4.2. Đại tràng bị thủng
Biến chứng nguy hiểm tiếp theo mà bệnh nhân viêm loét đại tràng dễ gặp phải là thủng đại tràng. Lúc này người bệnh sẽ thấy triệu chứng:
- Đau bụng một cách dữ dội.
- Da trở nên tái xanh thiếu sức sống.
- Tay chân bị lạnh cóng.
- Huyết áp bị tụt.
- Phần thành bụng phía trước bị co cứng.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu gặp hiện tượng này bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để cấp cứu ngay lập tức, tránh nguy hiểm đến tính mạng.
4.3. Cơ thể bị mất nước trầm trọng
Bệnh nhân bị tiêu chảy kéo dài, lượng nước trong cơ thể không được bù đắp một cách kịp thời sẽ rất dễ bị mất nước, thậm chí có thể trụy mạch và gây tử vong.
4.4. Phình giãn đại tràng
Biến chứng này tuy rất ít xảy ra nhưng không có. Và theo số liệu thống kê, trong số những bệnh nhân bị viêm loét đại tràng có đến 10% bệnh nhân bị phình giãn đại tràng. Vị trí đại tràng bị phình giãn nếu không được xử lí kịp rất dễ gây tử vong.
4.5. Ung thư đại tràng
Biến chứng nguy hiểm nhất mà bệnh viêm loét đại tràng có thể gây ra đó là ung thư đại tràng. Theo thống kê trong vòng 20 năm sau khi phát hiện bị viêm loét đại tràng sẽ có từ 5-8% bệnh nhân phát triển thành ung thư đại trực tràng.
Một khi đã bị ung thư trực tràng, đồng nghĩa với nguy cơ tử vong cao. Các tế bào ung thư phát triển, chứng sẽ lan sang các bộ phận khác trong cơ thể, bệnh nhân bị đau đớn, sức khỏe bị suy giảm trầm trọng.
5. Chẩn đoán viêm loét đại tràng
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về triệu chứng, tiền sử bệnh để đưa ra đánh giá sơ bộ. Bác sĩ cũng có thể sờ nắn hoặc gõ vào vùng bụng xác định vị trí và mức độ đau của bệnh nhân.
- Xét nghiệm máu: Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu để phát hiện kháng thể, tình trạng thiếu máu ở mức độ nặng hay nhẹ, nhiễm trùng.
- Nội soi đại tràng: Phương pháp này giúp bác sĩ quan sát trực tiếp bên trong lòng đại tràng để chẩn đoán bệnh, xác định mức độ tổn thương ít hay nhiều.
- Chụp X-quang: Qua hình ảnh chụp, bác sĩ sẽ quan sát được khung đại tràng, chẩn đoán chính xác bệnh.
- Chụp CT: Chụp CT bụng hoặc xương chậu được thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ có biến chứng do viêm loét đại tràng. Đồng thời chụp CT có thể xác định được mức độ đại tràng bị viêm.
- Sinh thiết: Trong trường hợp nội soi không có kết quả rõ ràng, phân tích mô bệnh học đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán. Sinh thiết cho thấy sự biến dạng của biểu mô, cấu trúc khe tuyến bất thường, áp xe và xuất huyết.
- Xét nghiệm phân: Phân tích các mẫu phân để loại trừ các rối loạn khác như nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và ký sinh trùng.
6. Phác đồ điều trị viêm loét đại tràng
Bệnh nếu không được điều trị sớm. Các triệu chứng của bệnh sẽ phát triển một cách nhanh Viêm loét đại tràng nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Vì thế khi bản thân nghi ngờ mắc bệnh hoặc có biểu hiện bệnh thì nên đến Bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị sớm.
6.1. Chữa viêm loét đại tràng bằng thuốc Tây
Tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà bác sĩ chỉ định loại thuốc chữa viêm đại tràng phù hợp. Bệnh viêm loét đại tràng thường được điều trị với các loại thuốc sau:
- Thuốc chống viêm: Corticosteroid, Sulfasalazine,…
- Thuốc kháng sinh: diệt vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng đường ruột.
- Thuốc cầm tiêu chảy: Loperamide (tiêu chảy nặng).
- Thuốc giảm đau: Acetaminophen (Tylenol).
- Viên uống bổ sung sắt, vitamin B12.
Lưu ý: Sử dụng thuốc trị viêm loét đại tràng chỉ an toàn và hiệu quả khi bệnh nhân tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Vì thế không được tự ý mua thuốc điều trị.
6.2. Điều trị viêm loét đại tràng bằng phương pháp ngoại khoa
- Các phương pháp ngoại khoa chỉ áp dụng cho những bệnh nhân ở mức độ nặng; việc sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả như mong muốn.
- Phương pháp ngoại khoa điều trị viêm loét đại tràng chính là phẫu thuật. Tùy vào tình trạng, mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng của mình. Phương pháp này khá nguy hiểm, đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn cao. Tiến hành thủ thuật trong phòng phẫu thuật vô khuẩn tuyệt đối, hệ thống máy móc kĩ thuật đã được Bộ Y tế kiểm định an toàn.
6.3. Hỗ trợ điều trị viêm đại tràng bằng bài thuốc [Tứ Quân Tử Thang]
Tứ quân tử thang là bài thuốc Cổ Phương được ghi trong cuốn “Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương” có từ đời Tống. Bài thuốc này được bào chế từ thảo dược gồm có Phục linh; bạch truật; nhân sâm; chích cam thảo.
Công dụng chính:
- Bổ khí
- Dưỡng vị
- Kiện tỳ,…
Cách sử dụng: Đem tất cả các nguyên liệu kể trên sắc uống hàng ngày. Hoặc tán nhỏ các vị thuốc thành bột mịn, chế biến thành viên uống cùng với nước. Ngày uống 2-3 lần. Khi sử dụng Tứ quân tử thang, bệnh nhân sẽ không gặp các tác dụng phụ như đầy hơi, đi ngoài, triệu chứng viêm loét đại tràng được cải thiện một cách hiệu quả.
Vì thế đây là bài thuốc cổ phương nổi tiếng trong điều trị bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Cực tốt cho người bị đầy bụng, chướng bụng, đi ngoài, chán ăn do viêm loét đại tràng. Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nếu bạn là phụ nữ có thai hoặc cho con bú hay mắc một số bệnh lý nền khác.
7. Phòng ngừa viêm loét đại tràng
Theo TTƯT – Thạc sĩ – Bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền Nguyễn Thị Hằng – Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh: Để phòng tránh tác hại do viêm loét đại tràng gây ra, bạn nên phòng tránh bệnh trước.
Cụ thể là:
- Không để stress kéo dài, nên giữ tinh thần lạc quan, vui tươi và luôn vui vẻ.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên với các bài tập vừa phải nâng cao sức đề kháng sự dẻo dai của cơ thể.
- Xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học
- Nên ăn chín uống sôi, hạn chế sử dụng thực phẩm chua, cay, lên men, đồ sống, chất kích thích, thực phẩm nhiều đường.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín chất lượng.
- Khi thấy bản thân có các triệu chứng bất thường, cần thăm khám ngay.
Như vậy, blog Suckhoetoday.info đã tổng hợp thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, mức độ cũng điều trị điều trị bệnh viêm loét đại tràng. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích cho bạn trong việc phòng tránh, điều trị bệnh và bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy comment bên dưới để được tư vấn miễn phí.